ĐOÀN THỂ   HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG   VĂN BẢN   LIÊN HỆ   FAQ   
THÔNG TIN KHOA HỌC
Nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ Phân tích, đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình do Kiểm toán nhà nước thực hiện

Ngày 03/01/2019, tại Kiểm toán nhà nước, Hội đồng khoa học KTNN đã tổ chức nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2016Phân tích, đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình do Kiểm toán nhà nước thực hiệndo ThS. Nguyễn Tuấn Anh và KS. Võ Sỹ Nam làm đồng chủ nhiệm. GS, TS. Đoàn Xuân Tiên – Phó Tổng Kiểm toán nhà nước, làm Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu.

Đề tài được kết cấu thành 3 chương, Chương 1: Cơ sở lý luận của phân tích, đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Chương 2: Thực trạng phân tích, đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình; Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện phương pháp phân tích, đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình. Đây là đề tài được Tổng KTNN đặt hàng xuất phát từ nhu cầu hoạt động kiểm toán của KTNN. Qua công tác tổng kết đánh giá hoạt động của KTNN trong thời gian qua, ngoài những thành tích đã đạt được thì cũng còn thấy nổi lên một số vấn đề như chất lượng báo cáo kiểm toán dự án đầu tư tại một số khâu, nội dung còn hạn chế; dung lượng thực hiện các loại hình kiểm toán hoạt động, vấn đề kiểm toán đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực trong kiểm toán dự án đầu tư còn chừng mực. Việc đánh giá hiệu quả đầu tư thông qua xem xét tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực là vấn đề quan trọng để có căn cứ xử lý. Có thể thấy, việc thiếu một hệ thống tiêu chí đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực chi tiết, kèm hướng dẫn cụ thể để hình thành ý kiến kiểm toán trên các báo cáo kiểm toán của Kiểm toán nhà nước đã làm cho công tác phân tích, đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả dự án đầu tư của KTNN còn chưa thỏa mãn đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán, chưa trả lời được tận cùng câu hỏi “liệu đầu tư như thế là có đúng không, có nên đầu tư không”.

Về lý luận, Đề tài đã nghiên cứu cơ sở lý luận của phân tích, đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình làm ảnh hưởng đến công tác kiểm toán; trình bày những quan điểm, khái quát về khái niệm, nội dung cơ bản về phân tích, đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

Về thực tiễn, Đề tài đã nghiên cứu, phân tích thực trạng công tác kiểm toán hoạt động các dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước do Kiểm toán nhà nước thực hiện giai đoạn 2011 - 2015, rút ra những hạn chế, thiếu sót trong công tác kiểm toán dự án đầu tư trong những năm qua cũng như những hạn chế thiếu sót đối với hệ thống văn bản hướng dẫn kiểm toán dự án đầu tư làm cơ sở cho việc định hướng và giải pháp thực hiện việc phân tích, đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực trong kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình.

Tuy nhiên, để hoàn thiện đề tài Hội đồng đã góp ý về kết cấu, nội dung trong đề tài như Chương 2 quá dài, mang tính liệt kê các nội dung kiểm toán nói chung chứ chưa đi vào trọng tâm của đề tài về việc phân tích tính 3E trong dự án đầu tư xây dựng công trình; việc lựa chọn dự án để phân tích mẫu còn chưa phù hợp; các chỉ tiêu đánh giá được đưa ra phân tích còn chưa rõ, chung chung.

Thay mặt Hội đồng nghiệm thu, GS, TS. Đoàn Xuân Tiên ghi nhận nhwgnx đóng góp của đề tài. Tuy nhiên, Ban đề tài cần hoàn thiện, bổ sung, cập nhật thông tin nhằm đạt được yêu cầu của KTNN là kiến nghị về cơ chế, chính sách quản lý, quản trị tổ chức thực hiện các dự án đầu tư nhằm nâng cao tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả; làm rõ hơn cách thức và phương pháp hướng dẫn Kiểm toán viên trong quá trình kiểm toán, đánh giá tính kinh tế, hiệu lực, hiệu quả trong đó đặc biệt là tiêu chí phân tích 3E và xác định các chỉ tiêu phân tích, nguồn tài liệu thu thập...nhằm giúp KTV thực hiện kiểm toán hoạt động dự án đầu tư xây dựng công trình.

Kết quả đề tài xếp loại: Khá./.

T.N