ĐOÀN THỂ   HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG   VĂN BẢN   LIÊN HỆ   FAQ   
THÔNG TIN KHOA HỌC
Tọa đàm đề tài cấp Bộ: “Phân tích đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực trong kiểm toán ngân sách địa phương cấp tỉnh”
Ngày 08/3/2018, Tại Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán đã tổ chức tọa đàm đề tài cấp Bộ: “Phân tích đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực trong kiểm toán ngân sách địa  phương cấp tỉnh do TS. Lê Đình Thăng và TS. Nguyễn Hữu Hiểu làm đồng chủ nhiệm. Tới dự tại buổi Tọa đàm có các khách mời là các nhà khoa học trong ngành, đại diện cơ quan quản lý khoa học và các thành viên của Ban đề tài.

Sau khi TS. Nguyễn Hữu Hiểu trình bày vắn tắt nội dung đang triển khai nghiên cứu của đề tài, các thành viên tham dự tọa đàm đã sổi nổi trao đổi và thảo luận về từng nội dung liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài cụ thể như sau:

          Hiện nay, đề tài thiên về kiểm toán tuân thủ (các báo cáo kiểm toán hoạt động đa số phân tích chung chung chưa có nội dung kiểm toán hoạt động mà chủ yếu là kiểm toán tuân thủ).

          Cần phải nắm vững: phân tích tính kinh tế là nói đến khả năng tiết kiệm nguồn lực, tính hiệu quả là so sánh giữa đầu ra và đầu vào, còn phân tích tính hiệu lực là đánh giá mục tiêu kinh tế phát triển của địa phương.

          Các phương pháp phân tích áp dụng bao gồm: phân tích xu hướng, phân tích tỷ suất và phân tích sự hợp lý.

          Trong nội dung trình bày vắn tắt của nhóm tác giả đang nghiên cứu triển khai đề tài còn chưa đưa ra được chỉ số đánh giá cụ thể của từng chỉ tiêu như thế nào? Do đó, Ban đề tài cần đưa ra các chỉ số, chỉ tiêu một cách cụ thể và các tiêu chí này được áp dụng ra sao? Ví dụ khi đánh giá các khoản thu: Thu từ doanh nghiệp, thu từ Bất động sản thì khoản thu nào mang tính xu hướng, khoản thu nào ổn định. (thông thường: thu từ Doanh nghiệp là khoản thu mang tính ổn định, thu từ bất động sản là khoản thu mang tính xu hướng).

          Khi đã có được các tiêu chí thì áp dụng phương pháp phân tích ra sao? Và lấy chỉ số nào làm căn cứ chính để đánh giá?

Tham gia ý kiến tại Tọa đàm, PGS, TS. Nguyễn Đình Hòa bổ sung tiêu chí về đánh giá mức tự cân đối của ngân sách từng tỉnh. Trong cơ cấu ngân sách tỉnh, ngân sách trung ương cấp bao nhiêu, ngân sách tỉnh tự trang trải được bao nhiêu, từ đó đánh giá mức độ bội chi của ngân sách địa phương và lĩnh vực nào bội chi nhiều nhất.

Đồng thời, vấn đề đánh giá tính bền vững của ngân sách địa phương cũng được các nhà khoa học đưa ra thảo luận. Có thể nói, đây là một đề tài khó và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Vì KTNN đang tập trung vào lĩnh vực kiểm toán hoạt động.

 

Phát biểu tại tọa đàm, TS. Lê Đình Thăng là chủ nhiệm đề tài cho rằng: Ngân sách địa phương bao gồm ngân sách tỉnh, ngân sách huyện và ngân sách xã, tuy nhiên phạm vi quá rộng, do đó Đề tài tập trung vào phân tích ngân sách tỉnh.

Việc phân tích 3E, phân định rõ ràng từng E là rất khó với các tiêu chí cụ thể (tiêu chí nào dùng cho E nào). Với các nước phát triển (như Đức) họ đưa ra những nội dung cụ thể, đơn giản như sau: tính kinh tế tức là “cùng một việc thì làm hết ít tiền nhất” (tính tiết kiệm), và “cùng một lượng tiền làm được nhiều việc” nhất đó là tính hiệu quả.

Hơn nữa, việc phân tích tính bền vững của ngân sách cũng rất khó khăn vì tùy từng địa phương thì sẽ có cách đánh giá riêng…

Thay mặt Ban đề tài, TS. Lê Đình Thăng cảm ơn các ý kiến đóng góp hữu ích và quý giá của các thành viên tham gia ý kiến. Ban đề tài sẽ tiếp thu tối đa các ý kiến này để làm căn cứ nghiên cứu đề tài. Có thể nói đây là một đề tài khó, tuy nhiên, Ban đề tài sẽ nghiên cứu và tiếp thu các ý kiến này để có được sản phẩm nghiên cứu chất lượng nhất./.

TN