ĐOÀN THỂ   HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG   VĂN BẢN   LIÊN HỆ   FAQ   
KIẾN THỨC CHUYÊN NGÀNH

I. Vị trí và chức năng 
 

Khoa Chuyên ngành trực thuộc Trường Đào tạo và Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm toán (sau đây gọi tắt là Trường) có các chức năng tham mưu cho Giám đốc Trường về công tác đào tạo, bồi dưỡng các môn học kiến thức chuyên ngành gồm: Hiểu biết về Kiểm toán nhà nước, tổ chức hoạt động Kiểm toán nhà nước; Văn hóa ứng xử và đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên nhà nước, kiểm toán; Chuẩn mực, quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước; Kỹ năng kiểm toán ngân sách, kiểm toán doanh nghiệp, kiểm toán đầu tư dự án, kiểm toán các tổ chức tài chính – ngân hàng; kiểm toán hoạt động....và thực hiện đào tạo, bồi dưỡng theo sự phân công, phân cấp của Giám đốc Trường.


II. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Chủ trì, phối hợp với phòng Quản lý đào tạo và bồi dưỡng và các bộ phận có liên quan xây dựng chương trình chi tiết môn học, biên soạn tài liệu, giáo trình các môn học kiến thức chuyên ngành.

 

2. Tổ chức thực hiện các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng theo kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng của Trường; phân công giảng viên giảng dạy, quản lý giảng viên về nội dung, thời gian, phương pháp, chất lượng giảng dạy.

 

3. Tổ chức nghiên cứu cải tiến phương pháp giảng dạy, nghiên cứu, học tập đáp ứng yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học của Kiểm toán nhà nước và của Trường.

 

4. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên thuộc Khoa.

 

5. Quản lý và phân công việc ra đề kiểm tra và đề thi, việc coi thi, chấm thi theo quy chế đào tạo của Kiểm toán nhà nước và của Trường.

 

6. Tham mưu giúp Giám đốc Trường trong việc hỗ trợ các đơn vị trực thuộc xây dựng chương trình, biên soạn tài liệu đào tạo, bồi dưỡng; tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ; bồi dưỡng giảng viên và các hoạt động khác liên quan đến công tác tự đào tạo, bồi dưỡng tại đơn vị.

 

7. Tham mưu giúp Giám đốc Trường quản lý đội ngũ giảng viên thỉnh giảng các môn học kiến thức chuyên ngành để có biện pháp sử dụng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng một cách hiệu quả.

 

8. Đề xuất xây dựng, chỉnh sửa, bổ sung, mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo phù hợp với điều kiện thực tiễn.

 

9. Quản lý các tư liệu, tài liệu chuyên ngành mà Trường giao cho Khoa quản lý.

 

10. Quản lý đội ngũ giảng viên và người lao động thuộc Khoa Chuyên ngành.

11. Phối hợp với các phòng, khoa, trung tâm, chi nhánh, bộ phận trực thuộc   Trường để thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học.

12. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Giám đốc Trường.