ĐOÀN THỂ   HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG   VĂN BẢN   LIÊN HỆ   FAQ   
THÔNG TIN KHOA HỌC
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực của KTVNN

Sáng ngày 15/6/2021, Trường  ĐT&BD nghiệp vụ kiểm toán tổ chức nghiệm thu đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực của Kiểm toán viên nhà nước” do Ths. Vũ Đình Khánh, Ths.Vương Thị Kiều Linh làm đồng chủ nhiệm. Ông Lê Minh Nam, Giám đốc Trường làm Chủ tịch Hội đồng.

Đề tài được kết cấu thành 2 chương, Chương 1: Tổng quan về ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực của KTVNN; Chương 2: Giải pháp tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực của KTVNN.

Song song với nhiệm vụ kiểm toán thì KTNN còn một nhiệm vụ quan trọng khác là tổ chức và quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực  để nâng cao chất lượng  đội ngũ cán bộ, KTV trong ngành. Đặc biệt, với KTVNN thì kiến thức lại đòi hỏi sự hiểu biết rộng và sâu hơn các nghề khác nhằm đảm bảo luôn thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm toán được giao. Vì vậy, KTVNN phải thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực bản thân.

 

Với cuộc sống hiện đại ngày nay, việc ứng dụng CNTT vào đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực của KTVNN cũng là tất yếu. Hiện nay, KTNN đang chuyển mình mạnh mẽ trong việc ứng dụng CNTT vào hoạt động kiểm toán. Tổng KTNN đã ban hành Quyết định số 440/QĐ-KTNN ngày 14/03/2019 về Chiến lược phát triển và Kiến trúc tổng thể CNTT của KTNN giai đoạn 2019-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Chính vì vậy, việc ứng dụng CNTT trong đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực của KTVNN trong giai đoạn tới sẽ tận dụng được nhiều nền tảng vật chất và nhân sự từ chiến lược này.

Tại buổi nghiệm thu, các thành viên trong Hội đồng đã đóng góp ý kiến về nội dung, hình thức  để Ban đề tài tiếp thu chỉnh sửa góp phần nâng cao chất lượng.

 

Phát biểu kết luận, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu Lê Minh Nam đề nghị Ban đề tài nghiêm túc tiếp thu ý kiến các thành viên trong Hội đồng, phần phạm vi cần viết ngắn gọn, súc tích hơn; sự cần thiết của đề tài cần làm rõ hơn về đặc thù nghề nghiệp và chuyên môn, đặc thù hoạt động của KTV trong điều kiện công việc luôn thường xuyên phải di chuyển…

Đề tài đã được Hội đồng thống nhất thông qua để làm tài liệu nghiên cứu và vận dụng vào công việc đào tạo, bồi dưỡng của KTNN.

KH